Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Gặp bão không phao

Sự gấp gáp muốn bỏ ra khỏi tâm những lời nói, thái độ, nét mặt... làm chúng ta thương tổn chỉ càng làm cho sự khổ sở tăng thêm.

Kể ra rất khó gọi là qua ngay. Bình thường phải cần thời gian khá dài, vì sức va chạm vào tâm trái ngược với những gì mong đợi. Thay vì một nụ cười lại là nét mặt lạnh lùng! Sẽ đưa ra sức công phá rất mạnh. Người bị thương tổn sẽ tìm đủ cách để quên, nhưng biết làm sao!

Đơn giản như đi du thuyền, chủ thuyền trang bị cho mỗi người một cái phao để phòng bất trắc, nhưng có những lúc quá tin tưởng vào tài nghệ của mình, chỉ cầm đó mà không mặc vào. Khi gặp nguy, sóng gió lớn, làm sao kịp mặc áo vào. Chính vậy những gì chỉ hiểu trên ý thức sẽ không giúp gì nhiều khi chạm với thực tế. 

Bạn đang chìm trong sóng tâm. Có cách nào để vượt qua không bị chết chìm trong đó chăng?

6 nhận xét:

  1. Cái khó là con người trong xã hội sử dụng ý thức trong giao tiếp. Chính ý
    thức nó làm cho ta khổ, vì nó chuyên nghĩ về quá khứ và tương lai.
    Nếu dừng được dòng ý thức, có khi ta sẽ bớt đau khổ hay chăng???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy, gốc khổ nơi đó. Nhưng dần thu ngắn khoảng "nghĩ tiếp" thì đỡ khổ dần. Chẳng hạn nhớ một ai trong quá khứ sẽ làm ta đau lòng, bây giờ nghĩ tới, chỉ đau nhói một cái và không nghĩ tiếp. Vậy chỉ đau nhói nhưng không chìm trong cái đau như xưa. Dần dà thế sẽ nhận ra gốc khổ chính là ở tâm mình. Lúc đó mọi việc sẽ thay đổi.

      Xóa

  2. Có lẽ hiểu đơn giản thế này: Khi gặp việc trái ý như cuồng phong thổi tới và tâm đầy sóng gió. Nhưng nếu thường để ý tâm mình, sẽ thấy rằng, chỉ vì cứ mải suy nghĩ tới việc đang bị thương tổn nên chính mình giúp sức cho gió thổi tâm đảo điên thêm. Chứ cuồng phong đã qua, nhưng biển tâm không yên vì chính mình nghĩ tới nghĩ lui điều đó tự tạo sức gió cho tâm nghiêng ngả.

    Khi nhận ra điểm này, có thể nhanh bình tâm hơn. Đó là điều các bậc Thầy thường dạy chúng ta, ai cũng có thể nhận ra và tự cứu lấy tâm mình.

    Trả lờiXóa
  3. Sự "muốn bỏ, muốn quên" không khác sự "muốn có" Cả hai điều là muốn . Cho nên dù nói là "muốn bỏ," nhưng ngược lại chúng ta lại nắm chặt hơn, vì cái gì mình "muốn" đến cở nào thì nó càng làm mình khổ đến cở đó. Đừng muốn gì cả thì có lẽ cái bực sẽ lạt dần đi, theo thời gian...?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Đừng muốn gì cả" e là khó làm. Nhận ra được rằng khi muốn điều gì đó, đơn giản như mong trời đừng mưa hôm nay, nhưng trời vẫn mưa. Sự không như ý khiến mình bực, nhận rõ điêù này cơn bực giảm tự nhiên. Dần dà cảm nhận sâu trong tâm. Bạn thấy rằng đỡ khổ hẳn như bạn nói.

      Xóa
    2. "Đừng muốn gì cả" e là khó làm. Nhận ra được rằng khi muốn điều gì đó, đơn giản như mong trời đừng mưa hôm nay, nhưng trời vẫn mưa. Sự không như ý khiến mình bực, nhận rõ điêù này cơn bực giảm tự nhiên. Dần dà cảm nhận sâu trong tâm. Bạn thấy rằng đỡ khổ hẳn như bạn nói.

      Xóa