Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Không thể nhìn mặt!

Bạn nhắn tin bảo rằng đã từ biệt, chỉ vì không thể nhìn mặt nhau, sau khi bị “sốc” vì câu nói của người mà bạn hằng tin tưởng bấy lâu nay!

Trong cuộc sống ắt hẳn ai cũng từng gặp cảnh này. Tránh được thì dễ rồi, nhưng nếu làm chung phòng, chung công tác thì biết tránh nơi nào? Khi mỗi ngày phải bàn bạc công việc!

“Cái mặt” mà bạn đã từng nôn nóng mỗi cuối tuần để gặp, bây giờ thì… Bạn đang buồn than trách móc, nên chắc chưa có thời giờ nhìn lại tâm khi đang trong cơn sóng dữ.

Người ở xa, chia tay cũng dễ, khỏi liên lạc, delete địa chỉ email, xóa số điện thoại trong danh bạ. Nhưng khổ nỗi, bạn chưa xóa người đó ra khỏi tâm, bạn hỏi làm sao bây giờ!

Khoảng cách địa lý có thật, nhưng trong tâm bạn là khoảng cách gì? Ngay lúc này có nói gì cũng vô ích, bạn vùi đầu vào game, vào máy vi tính hoặc tệ hại hơn phóng xe vùn vụt chạy cho khỏi gương mặt trong tâm bạn. Nhưng bạn chạy đến đâu, khoảng cách từ bạn đến tâm bạn vẫn chừng đó. Bạn lên miền tây nguyên, không xong, bạn ra biển Đông, không xong…

May là bạn chưa mượn rượu giải sầu, nếu có bạn cũng thở than: Đất trời nghiêng ngả mà thành sầu chưa sụp đổ em ơi! (thơ Vũ Hoàng Chương)

Trong cơn rối beng chỉ vì bạn tự ái, bạn không chịu nổi sự tổn thương vì một lời nói coi thường bạn!

*
Muốn dịu lại, ngoài thời gian ra, chúng ta cần đôi chút hiểu rõ tâm mình. Vì nếu chỉ trông cậy vào thời gian, thì chúng ta sẽ mãi chịu những xốn xang trong tâm mỗi khi gặp thái độ gạt ngang coi thường, nghe những lời tổn thương dồn dập!


Muốn tự thoát khỏi mà không phải chạy khá xa như thế, có lẽ chỉ khi có thói quen hiểu, những lời hay thái độ của người bắt nguồn từ chính thái độ của mình trước. 

Nếu mình luôn “dễ thương” thì người sẽ xin lỗi mình sau đó, rằng chỉ vì một phút nóng giận mà nói thôi, không cố ý coi nhẹ gì hết! Nhưng nếu mọi sự kéo dài, thì ít nhất cũng vì phản ứng cũng hơi bất giác nơi mình, bạn ạ.


17 nhận xét:

  1. "Nhưng bạn chạy đến đâu, khoảng cách từ bạn đến tâm bạn vẫn chừng đó". Đúng vậy, con người ta dẫu có đi đến cùng trời cuối đất, cũng không làm sao trốn chạy được tâm mình.
    Hơn nữa, khi giận thì bảo rằng "không muốn nhìn mặt", nhưng ngay khi thốt ra câu nói ấy, gương mặt của người đó vẫn hiển hiện trong tâm mình rất rõ nét. Càng bảo càng không muốn nhìn, thì dường như, mình lại càng nhìn kỹ hơn gương mặt của người đó. Cử chỉ, hành động, lời nói của người đó vẫn cứ như cuốn phim được quay chậm lại trong tâm mình. Hết vòng này lại đến vòng khác. "Khi cố quên là khi lòng nhớ thêm", có một nhạc sĩ đã từng nói như vậy mà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là nhạc sĩ đã nói vậy, nhưng bạn không thể theo lời nhạc mà tự làm khổ mình. Bởi bạn có thể "cố quên" mà không phải "càng nhớ thêm".

      Bởi bạn đang muốn mối tương giao trở lại như xưa. Nhưng tiếc là bạn lại không thể cho qua những gì mà người bạn của bạn chỉ vì thói quen mà có lời nói hay cử chỉ khiến bạn tổn thương.

      Bạn chỉ muốn người đó hoàn toàn xử tốt với bạn, nhưng bạn lại không để ý những "vô tâm" của bạn làm người ta bực mình.

      Bạn ạ! Để ý lại tâm mình, tránh những gì bạn vì lòng tốt muốn người đó được hoàn thiện hơn! Nếu bạn còn muốn giữ lại mối tương giao đang trên bờ vực thẳm của tâm bạn!

      Xóa
  2. Cám ơn bài viết rất hay cùng lời khuyên chí tình của bạn.

    Trả lờiXóa
  3. "thì ít nhất cũng vì phản ứng cũng hơi bất giác nơi mình".
    Tùng đồng ý câu này, sau khi xét lại, thấy lúc bị sốc, quả thật mình cũng phản ứng hơi khó coi, khiến hai bên càng lúc càng tự ái dồn dập.
    Nếu có dịp may xa nhau một thời gian thì lắng lại, dễ làm hòa hơn. Nếu phải ở cạnh nhau, cần sức quán xét phải đủ mạnh để cho qua, giữ được khí hòa hoãn cùng nhau. Mình thấy làm cũng tạm được. Một trong hai người , một người tỉnh cũng đỡ hơn cả hai cùng mê!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong tập thể nếu một người tỉnh cũng bớt được vạn nỗi sầu! Không thì lại than "sầu vạn cổ".

      Chúng ta cứ mong người tỉnh giùm một chút cho mình nhờ, nhưng ít khi nghĩ rằng "Mình nên tỉnh một chút!"

      Xóa
  4. Nhớ một câu thơ dường như của Phạm Thiên Thư:
    "Ôi người có bao nhiêu mà tình sầu vô lượng"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu không biết điểm dừng, thì "cõi người" và "tình sầu" cứ thế tiếp diễn đến ... vô tận.
      Nhưng hình như cũng ít khi ta nghĩ đến dừng, mà ai cũng "chân thành" hẹn kiếp sau để sầu tiếp!

      Chính thế mà các bậc thầy đành phát nguyện "chúng sanh độ tận, phương chứng bồ đề" (độ hết chúng sanh mới chứng Bồ đề)

      Xóa
  5. Như bạn nói:

    Muốn tự thoát khỏi mà không phải chạy khá xa như thế, có lẽ chỉ khi có thói quen hiểu, những lời hay thái độ của người bắt nguồn từ chính thái độ của mình trước.

    Nhưng mình đã có lần nhìn lại chính tâm mình và muốn bỏ qua hết tất cả mọi việc. Mà sao đối tác đó lai kiến mình càng đau lòng hơn.

    Vậy mình phải đối diện với việc đó như thế nào?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Đã có lần"... giải quyết một việc đâu đơn giản chỉ một lần, vì chính mình thực ra thâm sâu vẫn chưa biến chuyển gì nhiều. Cần đôi chút thời gian cho "bên kia" hiểu ra thiện chí của bạn, vì bởi biết đâu mình chỉ nhìn lại mình một lần, còn tiếp sau đó... thì vẫn là thói quen cũ!
      Có thể mình không nhìn ra mình, nhưng thử để ý những người cho rằng họ "hết sức nhường nhịn mình", thì trong cái nhìn của mình "họ mới chính là người không biét nhường nhịn ai hết".

      Thật ra không phải đối diện với việc đó, mà chính là đối diện với tâm chúng ta. Tâm chúng ta không chịu nổi! Bạn đồng ý điểm này chăng!

      Xóa
  6. Có lẽ vì thái độ của mình làm tổn thương người bạn nên người ấy thấy gai mắt những gì mình làm. Và rồi người bạn ấy lại có thái độ không tốt đối với mình. Nếu người ấy bảo rằng "đừng làm việc này nữa, thì tôi sẽ không phản đối bạn," nhưng cái chuyện đó mình làm không hại ai, không dính dáng gì với người đó hay người nào khác, và mình rất cần làm việc đó, thì phải làm sao? Cái gút là do thái độ thì nên nhìn lại tâm mình để chuyển thái độ đã làm tổn thương người và để thời gian làm diệu tất cả, nhưng chỉ có như vậy thôi hay phải nên làm theo lời bạn ấy nói và không làm việc mà mình thấy cần thiết?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn ạ, chúng ta thường có thái độ cứng ngắt bảo vệ điều mình đang làm, cho rằng mình đúng. Chúng ta để ý điểm này: Nếu mình đang góp ý với ai mà gặp thái độ phản ứng như vậy, chính chúng ta cũng tự ái và không muốn nhìn mặt!
      Nếu giảm được sự khăng khăng nơi mình, có thể người đối diện cảm thấy dễ chịu hơn, có thể đỡ có thái độ khiến mình bực bội!
      Đời sống luôn cần sự lắng tâm nhìn và hiểu tính tình người bên cạnh, đôi lúc cũng phải nén lòng nhường nhịn cho vui hòa.
      Còn trong tâm qua thời gian tu học, tự nhiên mở được gút ra. Khi tâm nhẹ nhàng sẽ thấy những việc đã qua khá buồn cười cho sự khăng khăng nắm chặt nhưng vọng tâm của mình đó bạn.

      Xóa
  7. Đúng là như vậy! Khi đối diên với việc đó thì tâm k chịu được.
    Cảm ơn QN đã làm những điều này và chia sẽ cung mọi người.

    Trả lờiXóa
  8. Quả thật là khó chiệu khi mình nhìn lại cảm giác lúc gặp lại người mình không muốn gặp. 1. Không biết là người đó sẽ nói những diều gì nữa đây? Lệu mình có cầm lòng được chăng? 2. Gặp mặt người đó mình chỉ nhớ lại nhừng lời không tốt mà người đó đã phán cho mình lúc trước. Khi không thể tránh được mà phỉa găp mặt, thì những lời này mình cũng lầm bầm ở trong đầu. Tốt hơn hết là mình nên trách những sự cải vả lúc ban đầu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin lỗi bạn, phúc đáp hơi muộn!

      Vấn đề là ở chỗ không thể tránh mặt, và thế nào để tâm mình ổn định bớt những sôi sục vì bực bội. Chính vậy sự biết dừng lại những suy nghĩ, khi đã là thói quen, sẽ giúp chúng ta chịu được phần nào. Vì có những tương giao không thể chạy trốn được.

      Xóa
  9. Khi một người đã nói những lời nặng nề với mình, xem thường nhân cách của mình, và mình đã cố gắng hết sức để xử sự tốt đẹp nhất với người đó, nhưng mọi thứ đều vô ích. Lúc đó người ấy trở nên tàng hình. Mình không còn thấy họ quanh mình nữa. Như vậy có phải là giải pháp?

    Trả lờiXóa
  10. Chúng ta cùng biết rằng đó không phải giải pháp tốt đẹp, vì họ tàng hình ở trước mắt nhưng lại đậm nét trong tâm. Chỉ vì trong lúc này chúng ta chưa làm khác hơn được, ngàoi cách tạm như thế, nhưng càng như thế chỉ làm họ tổn thương thêm và càng gây thương tích cho mình.
    Tuy rằng “cố gắng hết sức để xử sự tốt đẹp nhất”, nhưng cách tốt đẹp đó là mình nghĩ như vậy, chứ người đó rất thấy chướng mắt chướng tai với cách tốt đẹp nhất của mình. Điều này tự chiêm nghiệm sẽ nhận ra, khi nghe ai đó nói rằng, họ hết sức tử tế với mình, mà bị mình đối xử tệ. Mình sẽ nhớ lại những gì họ hết sức tử tế đó, thật là chỉ làm mình nổi bực thêm.
    Hiểu như thế, may ra bớt chủ quan, từ sự bớt chủ quan mới có sự lắng dịu.
    Và Krish cũng từng nói “tư tưởng là bản ngã”, để ý điều này tự nhiên biết cái gì khiến càng lúc càng làm mình lún sâu, đó những suy nghĩ tăng tốc về ý nghĩ một chiều của mình.

    Trả lờiXóa