Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Chỉ thiếu chút duyên

Hẹn bạn đến chơi, uống cà phê, nhưng trên đường đến đã có chuyện ghé đâu đó, rồi nể lời ai đó đã uống xong.

Chủ nhân đã cho người chuẩn bị, bị người chuẩn bị cằn nhằn, chủ nhân hoặc ngồi im hoặc cằn nhằn người được mời.

Chuyện rất nhỏ hằng ngày trong đời sống, một chút cằn nhằn, một chút bực bội… nhưng không hề để ý. 

Sự bất giác lúc nào cũng bên cạnh, coi thường những việc không đáng, nên khi nó tích tụ thành chuyện lớn, không còn làm chủ những giao động.

Một chút khởi mà thấy được tâm, thì sức dừng sẽ là thói quen.

Chỉ cần một chút duyên nhỏ chen vào, mọi dự tính sẽ đổ vỡ. Hiểu được từ chuyện nhỏ, mới có thói quen nhìn mọi sự với góc nhìn này. Khi bạn sắp đặt kỹ lưỡng chu đáo, mà mọi sự vẫn thiếu một chút duyên để thành tựu, thì sự thông minh, toan tính chặt chẽ đến đâu cũng tan như mây khói!


Bớt một chút trách móc phiền lụy thì thêm một chút bình an trong tâm. Khi tâm có chút bình an, thì giữa trăm cái cái mất ít ra cũng có một cái được, đó là sự yên ổn của người gần chúng ta.


11 nhận xét:

  1. Đúng là chữ “duyên” không ai ngờ được.

    Mình cũng từng có những lúc phiền trách người. Nhưng đúng là khi bình tâm lại thì có thể bỏ qua. Mặc dù có một chút tổn thương trong lòng.
    Nhưng sao mình chưa thấy được sự yên ổn của mọi người.
    Mình phải làm sao đây?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ vì bình tâm bỏ qua sau khi đã phiền trách hơi nhiều. Một sự thay đổi, mà người chấp nhận, đòi hỏi thời gian rất lâu, người cạnh mình mới chấp nhận rằng, mình thực sự có đổi thay.
      Từ ngày đổi thay, tôi đã mất hơn mười năm để lấy lại niềm tin nơi người ở cạnh!

      Xóa
  2. Chỉ cần một cái "được" thôi cũng đủ đền bù trăm cái mất.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng có một chút lưu ý rằng:
      "Sự bất giác lúc nào cũng bên cạnh, coi thường những việc không đáng, nên khi nó tích tụ thành chuyện lớn, không còn làm chủ những giao động."

      Xóa
    2. Ta "hẹn" với lòng mà nhiều khi còn thất thì trách sao được người.

      Xóa
  3. Khi mình bực thì rất muốn cằn nhằn cho hả dạ, dù là miệng nói "chuyện không đáng gì." Khi không nói được thì thấy ấm ức làm sao, như mình đang bị ai đó ăn hiếm, và khó chấp nhận cái sự "thiếu duyên" mà sự việc không thành như mình mông muốn. Nhưng nói ra thì phiền người bên cạnh, vì họ không thấy trái ý vè việc mình đang bực, mà mình cứ đem cái bực của mình cho họ. Cuối cùng thì ai cũng mất cái an cả. Muốn chấp nhận cái duyên và không đêm lại phiền toái cho người thì đừng qua chấp chặt cái suy nghĩ của mình. Nhưng ít khi mình thấy cái chấp chặt trước khi bực, mà bực rồi mới thấy là mình chấp chặt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn cũng thấy rõ đó, chúng ta luôn thấy người bên cạnh làm phiền mình, mà không thấy mình làm phiền người bên cạnh.

      Nếu bực rồi mới thấy cái chấp chặt, cũng là may cho "mình", vì như vậy mình nhẹ lòng trước, mình nhẹ lòng mới chịu "ngưng" cằn nhằn người, lúc đó người mới an! Không thì sẽ phiền trách bực bội cho đến ... già! nếu đến già mà chưa nhận ra, chẳng lẽ chịu đem đến kiếp sau!

      Bạn thấy rõ, mọi chuyện giải quyết, thường phải do tâm mình lắng trước, tâm người sẽ lắng sau. Nếu chờ người lắng trước, mình mới chịu lắng, thì e là khổ cả đời! Vì chờ!

      Xóa
  4. Có thể thối quên đã ăn sâu vào xương tủy là vì hãy chuyện không vừa ý là mình cằn nhằn hay bực mình lền. Không phải bực mình để hả dạ, hay nói cho có người kia biết lẻ phỉa mà là vô ý muốn làm một gì đó. Nhờ lời nhắc này có thể tập điều trỉnh lại sự vô ý thức này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất cả là thói quen mà thôi, do vì tập từ nhỏ, hễ không vừa lòng là khóc liền.

      Bạn để ý được việc đôi khi không có ý nói cho hả dạ hay dành lẽ phải về mình, mà chỉ vì thói quen lâu nay nhưng không để ý. Vậy thì khi có sự để ý lại tâm sẽ nhanh tỉnh hơn. Từ sự nhanh tỉnh giác này dần sẽ làm dịu xung đột với những người sống gần.

      Chúc bạn được nhiều an vui.

      Xóa