Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Nội kết

Mọi chuyện dàn xếp không xong nhờ đến người bên ngoài, là chuyện đã bế tắc.

Sau đó?

Có khi yên ổn trở lại, nhưng vết thương thì khó nguôi. Cách chữa trị để lành vết thương đó, chúng ta lại ít để ý. Cứ để vết thương đó khi trở trời (có ai nhắc đến) là nghe đau nhức.

Có khi dàn xếp không xong, bước chia tay gần đâu đó. Thương tổn để lại trong tâm nhau, e đem tới “kiếp sau”.

Cách chữa trị khi sự việc đã rồi, thật khó. Làm sao để đừng tồn đọng trong tâm mà chúng ta thường nghe danh từ “nội kết”!

Tôi cũng bâng khuâng lắm khi bạn hỏi. Chính tôi vẫn thường quán sát những gì đã qua, đã chia tay, nhưng chừng như còn một vết sẹo!

Nhưng nếu một lần, chúng ta có thắc mắc như thế, có nghĩa là chúng ta muốn giải quyết tận gốc rễ, chỉ khi có ý muốn đó, mọi sự mới dần được xem xét kỹ lưỡng -không phải xem xét lỗi người, mà chính xem xét lại sự chấp khư khư của mình!-

Đôi khi nhận ra tại mình cũng cứng ngắt, cũng khư khư ý mình là đúng mà ra nông nổi này, nhưng bảo sửa đổi ý, thì mình lại không sửa được, vì rằng nó đúng với thói quen, với cái nhìn của mình lâu nay!


Vết thương tỉ lệ nghịch với sức quán chiếu. Nên sự thấu đáo càng sâu thì mọi chuyện trong tâm càng nhẹ ra. Chỉ như thế, mới mong “nội kết” dần giải ra.

12 nhận xét:

  1. Để cho tâm thư thả, khi ngày mới đến ta chỉ nên đem theo kinh nghiệm và kiến thức của những ngày qua. Còn kỉ niệm vui buồn thì để lại cho quá khứ nắm giữ. Có thể đa số việc xảy ra thì không có kẻ đúng người sai mà chỉ vì không cùng quan điểm sống, vì vậy cách giải quyết hay nhất là quên nhau đi để cho tâm mỗi người được nhẹ nhàng trong ngày mới.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn ạ, vấn đề ở chỗ những người không quên và cứ nuôi những bực bội ngày cũ.
      Cách giải quyết tận gốc chính là nơi tâm của mình. Biếp kịp những giao động, mới có thể "quên nhau đi" vì ngay khi khởi nghĩ lại chuyện cũ, "biết" để không nghĩ tiếp, để khỏi tạo cho tâm mình bùng nổ lại việc xưa, mà chính mình đã muốn đóng lại.
      Nếu không, tuy chúng ta đều muốn nhẹ nhàng trong ngày mới, nhưng ai đó khơi lại chuyện cũ thì tâm tư vẫn sôi nổi những phiền lụy ...

      Xóa
  2. Đúng là...! Vết thương thật khó nguôi. Khi sự việc sảy ra đã đến mức không còn cứu vãn được nữa thì liệu có thể trở lại như xưa được không? Nếu muốn trở lai như xưa thì chính bản thân mình cảm thấy thật là quá khó!
    Mình cũng từng nghĩ mọi việc sẽ qua khi thời gian đi qua! Nhưng đã để lại sẹo mà chúng ta không biết cách chữa cho tận gốc thì dù thời gian có qua đi cũng khó mờ được sẹo. Không lẻ như bạn nói là đem tận đến “kiếp sau” ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn, không có gì có thể như xưa. Bạn có nhớ câu "thương ghét hạt sương mai" không? Tất cả như giọt sương, rồi tan, tình yêu mến hay ghét bỏ cũng vậy, nó thay đổi, bước đi của nó rất nhẹ.

      Chúng ta không thể trở lại như xưa, nhưng không để vết thương "như có thật", đây là điều chúng ta có thể làm được. Chính vì chúng ta hiểu, nếu không biết cách làm cho nhẹ đi thì "kiếp sau" e cũng thế, cho nên hiểu ra vậy, khi những phiền toái ngày xưa trỗi dậy trong tâm, mình sẽ hiểu, "à, nếu cứ nghĩ tiếp về chuyện này là nuôi cho nó còn hoài", bạn ạ hiểu điểm này sẽ giúp ích tâm tư chúng ta nhiều lắm.

      Bạn để ý xem!

      Xóa
  3. Có lúc con thấy mọi chuyện gì thì rồi cũng qua. Nhưng có đều là mình có muốn cho nó qua không thôi? Đây là chổ mà con chưa tìm ra được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mọi chuyện tuy là "rồi cũng qua" nhưng những gì chúng ta gieo khi nóng giận sẽ là "nhân" gặp duyên sẽ trổ "quả"!
      Biết được điều này, sẽ bớt "gieo nhân" khi bực bội. Nên bước đầu dừng lại được lời nói và cử chỉ biểu lộ sức nóng.

      Còn những chuyện đã qua, khi hiểu rồi, nó sẽ từ từ nhạt, nhưng nó không nhạt, chỉ vì mình cứ tô đậm lên, tô đậm lên mỗi lúc nghĩ đến.

      Bạn ạ, đổi cách nhìn vấn đề, tức là khi hiểu rồi cũng còn thường để ý mà ứng dụng, mọi việc mới có thể thay đổi theo.

      Mọi chuyện có thể khó ở bước đầu, nhưng một chút kiên nhẫn với chính mình, bạn dần thấy mọi chuyện dễ thở một chút! Đó là bước đầu về sự tự tin, mình có thể làm gì đó với tâm mình để ổn định.

      Xóa
  4. Thời gian sẽ làm cho mọi việc nguôi ngoai dần, vết thương sẽ lành lại, chỉ có điều là nhanh hay chậm thôi.
    Tuy nhiên, nếu đã là vết thương thì dù có lành, không còn ngoác miệng nhưng vẫn để lại một vết sẹo. Cho nên trong mối quan hệ dường như vẫn có một chút gì đó "lăn tăn".
    Làm sao có thể bấm "Shift+Delete" như trên máy tính để xóa vĩnh viễn những lưu dấu đó đây?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó còn đó nhưng không là vết thương trong tâm!
      Hiểu được vậy, mới có thể dàn xếp tâm mình. Sự chống trái của thân luôn có, thì tâm cũng vậy.
      Nếu quên hẳn, thì chúng ta không có dịp đọc tiền thân đức Phật rồi bạn!

      Điều này gẫm kỹ (quán chiếu) sẽ có lúc bạn nhận rõ, và từ đó có thể thong thả hơn. Thật ra gẫm kỹ sẽ thấy, mình chưa làm chủ nó, khi nhớ đến bị lôi ngay về chỗ việc đã xảy ra. Chính vậy nên còn "vết sẹo". Còn làm chủ được, thì đôi khi nghĩ đến vì lúc đó cần nhắc lại (để nhắc nhở hay gì đó) nhưng tâm không giống trạng thái tâm lúc việc xảy ra.

      Ngày trước chúng tôi cũng mong shift+Delete như bạn, nhưng dần hiểu ra, như vừa trình bày với bạn.

      Xóa
  5. Bài viết này làm mình nhớ đến một tập phim trong Tây Du Ký. Ông vua vì bị yêu quái bắt mất chánh cung nên đã lo buồn mà đổ bệnh. Khi Tam Tạng và 3 đồ đệ dừng chân xin đổi quan văn, Đại Thánh đã trổ tài làm thầy thuốc. Sau khi bắt mạch xong, biết chứng bệnh phiền não đang "nội kết" trong tâm nhà vua cho nên Hành Giả đã sắc cho nhà vua một thang thuốc...xổ.
    Từ đó, có thể thấy rằng, để xóa tan những tích tụ (nội kết) trong tâm mình chỉ có một cách là phải "xổ" ra, có nghĩa là phải "buông" hết.
    Hiểu là vậy, biết là vậy. Nhưng chỉ một chữ "buông" này mà cả đời học mãi cũng không xong.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nè, chữ "buông" đồng nghĩa với "không nghĩ tới" hoặc nếu nó chợt khởi nhớ đến, thì không tiếp tục "nuôi" cho lớn. Cũng có thể cùng nghĩa với "tỉnh giác" khi niệm khởi.

      Những việc này không phải không làm được, chỉ có điều "sự tỉnh" biết hơi chậm, nên chúng ta cứ nghĩ làm không nổi. Bạn để ý lại chính mình xem, thấy rõ ràng là có làm được hơn xưa phải không?

      Xóa
  6. Khi mình có một nỗi lo buồn, khó mà "không nghĩ tới". Còn "không tiếp tục nuôi cho lớn" thì dễ tập hơn. Có nghĩa là mình "buông" thái độ của mình đối với nỗi buồn. Nỗi buồn có thề lâu lâu nổi lên nhưng không được "nuôi" nên sẽ không lớn hay kéo dài.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ bạn cũng đã để ý nhiều tâm bạn. Điều này đúng bạn ạ. Nỗi buồn hay nỗi lo... sẽ khởi lên tự nhiên, như chúng ta cứ hay nghĩ đông nghĩ tây vậy. Khó là ở chỗ "biết" kịp thời để đừng nuôi lớn, vì thông thường chúng ta nuôi lớn mà không hay, cho đến khi nó thật lớn và làm vỡ tan quả đất (hay quả tim mình!). Lúc đó cứu chữa rất vất vả.

      Chính vậy chúng ta thường xuyên tập từ việc không quá trầm trọng, việc đó sức chao đảo của tâm nhẹ, mình dễ biết hơn, còn dồn đập quá, khó bình tâm để nhớ.

      Xóa