Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Khi không muốn nghe


Dự một buổi nói chuyện, tham gia một buổi thảo luận. Nếu nghe phải những lời của một ai đó mình không muốn  nghe. Lúc đó chúng ta làm thế nào, đây là câu hỏi luôn được hỏi.

Khi đi học phải nghe những buổi giảng không muốn nghe. Thường thì do người đang nói, chúng ta không chấp nhận người đó trong thâm tâm. 
Có thể vì đã từng xung đột, có thể vì cách nói trái quan điểm chúng ta, có thể vì họ nói hay nhưng đời thường sống chúng ta không cảm phục... Rất nhiều lý do để phải chịu đựng suốt thời gian nhân vật đó phát biểu, đôi khi chỉ mươi phút thôi, nhưng cảm giác chịu đựng rất khó chịu.

Bạn thường làm gì với tâm mình nhỉ, chứ với người đó mình làm gì bây giờ. Có lẽ chỉ làm được với tâm mình thôi. Nhưng làm sao!

5 nhận xét:

  1. Mình nghĩ điều thiết yếu là cần phải xem lại quan điểm tiếp nhận của mình. Khi một ai đó đứng lên giảng hay nói chuyện, chắc chắn chủ nhân đã có sự chọn lọc. Mà đã chọn lọc thì thế nào cũng có tinh hoa. Nếu mình mang cái tâm rỗng rang để nghe người khác nói thì sẽ có nhiều cái hay để học. Còn một khi đã có thành kiến rồi thì dù cho thánh nhân nói cũng thấy chán. Vậy vấn đế là ở chính mình. Có lời ca rằng: “Em ơi hãy lắng nghe, em ơi hãy lắng nghe …..Bằng nụ cười nghiêng nghiêng chờ đợi..”. Mình nghĩ lắng nghe được như vậy thì thiệt dễ thương, phải không!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như bạn nói, khi đã định kiến rất khó để nghe mà không tỏ thái độ.

      Nhưng nếu gặp trường hợp không thể rời chỗ đang ngồi được, có lẽ sẽ nghĩ như thế này trong tâm: Cầu mong cho hai chúng ta (người đang nói và người đang bị nghe) có đủ duyên lành để có thể lắng tâm!

      Hoặc là nghĩ về những cái chấp quá sâu dày nơi chính tâm mình. Chứ nhìn xem chung quanh cũng nhiều người đang chấp nhận mà! Hiểu như vậy, mới thấy sự chấp cái đúng sai nơi chúng ta rất sâu, nên quán chiếu dần mới nhìn thấu được.

      Đây là những điều khi trải qua, biết cách tâm sẽ nhẹ nhàng hơn, dần dần bớt tỏ thái độ khó coi trước mặt nhiều người, bằng những phản ứng tiêu cực nơi cử chỉ hoặc nét mặt.

      Xóa
  2. Đây là một việc rất khó nếu mình chưa bao giờ để ý những cãm xúc ở thân tâm mình trước đây. Vì khi nhìn mặt là đã có ý không muốn nghe hoặc thảo luận chuyện gì cả. Còn nếu có tập chút đỉnh thì đây cũng là cơ hội tốt vì mình có dịp nhìn ra những cãm xúc khó chiệu và những thành kiết về người này. Vì lúc này là những cãm xúc và thành kiến hiện ra rõ nhất.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, đúng là vậy. Khi nhìn ra mới có thể biết cách giúp tâm mình dịu lại những phản kháng khi nghe những lời của một người mình đã có thành kiến lâu nay.Đúng ra là với vấn đề mình đã không muốn nghe...

      Xóa
  3. Việc này không dễ vượt qua, và luôn gây bực bội trong tâm sau khi rời buổi họp, buổi học, buổi thảo luận- dù là thảo luận Phật pháp!
    Cách hay nhất là thường nhận biết kiẹp sóng tâm của mình, chính sự tỉnh biết này dần giúp chúng ta nhanh lắng tâm khi tư tưởng bực bội khởi lên.
    Không thể vừa nghe là áp dụng được. Cần đôi chút thời gian để quen với sự nhận biết những cảm xúc đang khởi, mới đủ sức lắng lại.

    Trả lờiXóa