Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Cho là thiện chí


Thiện chí, hiểu đơn giản là nhiệt tình với tâm tốt. Và người năng nổ nhiệt tình thường chuốc lấy phiền phức bởi những lời nhận xét vu vơ bên ngoài.

Bạn hỏi bây giờ nên làm nữa hay không, làm hết lòng không nghĩ gì, mà bây giờ ai cũng nói bạn vì tình cảm riêng tư.

Bạn định bỏ hết những gì đang hết lòng làm lâu nay, những việc làm mà theo bạn là thiết thực giúp đỡ mọi người.

Khó nhỉ! Nên nói sao, cho những đám mây đang che mặt trời kia tan đi!

7 nhận xét:

  1. Dù ai nói ngã nói nghiêng,
    lòng ta vẫn vững như kiền ba chân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vấn đề không phải là nên làm hay không nên làm. Mà chỉ là nhìn lại tâm mình. Xem trong thâm sâu vì sao mình nhiệt tình đến thế. Nhìn ra được điều này, thì dù mình có tiếp tục làm hay dừng công việc thì sự tiến bộ cho chính mình mới có.
      Nếu không, Tự mình chẳng bao giờ hiểu được những lý do khiến mình như thế.

      Xóa
  2. Khi làm hết lòng nhưng bị "tạt" nước lạnh trở lại thì quả thật rất buồn. Người khác hiểu lầm còn đỡ tủi, ngay chính người mình làm giúp cũng hiểu lầm thì thật đáng tiếc. Đúng như bài viết nói, dường như, sự nhiệt tình luôn đem lại cho mình sự phiền phức lẫn phiền não. Mình nản lắm. Muốn buông tay. Loay hoay hoài không thể tìm ra được một giải pháp cho chính mình. Đúng là bỏ thì thương, vương thì tội.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật tình mà nói, chúng ta luôn chọn ‘đối tượng’ để hết lòng, và khi có thiện chí giúp đỡ lại muốn đối tượng đó hiểu mình, công nhận mình, nên mới có có bài ca “đời mấy ai lợi danh không màng đến, đời mấy ai luôn làm mà công quên!”.

      Có hai điểm, chúng ta để ý:
      - Vì chấp rằng mình tốt, mình thiện chí, mà không để ý sự thiện chí của mình đang quấy rầy đối tượng. Lo lắng thái quá khiến họ mất tự do, vì mình đang hết lòng giúp đỡ mà, họ có bảo dừng, mình cũng không chịu dừng. Quan sát tâm chính mình thật kỹ chỗ này, bạn sẽ hiểu vì sao bị tạt nước lạnh vào mặt bởi gương mặt lạnh lùng của người chúng ta đang nhiệt tình giúp đỡ.
      - Điểm thứ hai, tế nhị hơn. Chung quanh và cả người chúng ta đang nhiệt tình giúp đỡ đều cho rằng mình vì cảm tình riêng. Mình bảo là không! Nhưng nghĩ kỹ điểm này, nếu là không mình đã rời bỏ mà không đến nỗi đau thương trong tâm. Mình tốt với họ, nhưng sự biểu lộ tình cảm làm phiền họ, thì mình lại không nhận ra. Điểm này vi tế, nên khó nhận ra, chính vậy chúng ta luôn nghĩ rằng mình “vô tội”!

      Nếu thật tình tâm chúng ta không có gì hết, mà thật thế không? Sức mê mờ của tình cảm là một điều rất khó nhận ra, trừ khi chúng ta quen tỉnh giác nhìn kịp những vọng động vừa khởi.

      Mọi chuyện có một lời giải đáp tốt đẹp khi chính chúng ta thật sự nhìn rõ những máy động vi tế sâu kín trong chính mình, bạn ạ.

      Xóa
  3. Cám ơn những phân tích rất cặn kẽ của bạn. Nhờ vậy mình mới có thể nhận ra và nhìn lại chính mình.

    Trả lờiXóa
  4. Đều này rất khó nhận ra vì tuy là hết lòng giúp nhưng mình thầm thầm cũng có mong một câu khen hay một câu cãm ơn nào đó. Mà lở ai có phê bình thì mình cũng sẽ không có mặt trong kỳ thiện nguyện tới, tuy câu phê bình không phải thậm tệ lắm. Có lẽ cứ phải tiếp tục để làm quen với những lời phên bình bất ngờ này...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bình thường là vậy, nên mới có bản nhạc "Đời mấy ai lợi danh không màng đến, đời mấy ai luôn làm mà công quên"..
      Và khi Vua Lương Võ Đế làm rất nhiều việc cho là tốt nhưng bị Tổ Đạt-ma bảo chẳng công đức gì hết. Đây là bài học nhắc chúng ta lưu ý khi thầm thầm chấp công đấy thôi.
      Nhìn ra được điều này trong tâm, tự nhiên nhẹ nhàng, lúc đó mới có thể hết lòng tự nhiên... mà khi tự nhiên thì như dòng nước chảy, lúc đó lại không ai nói gì nữa.
      Bạn để ý điều này xem, thực tế lắm đó.

      Xóa