Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Nên nói hay không!

Nói ra thì sợ mất lòng, sợ gãy đổ mối tương giao, tuy chẳng thân thiết lắm, nhưng mất đi một người bạn mà thêm một người đối nghịch đâu hay gì.

Không nói thì cũng không vui, vì tự thấy bạn mình có lỗi, làm những điều sai quấy mà không góp ý cũng không được.


Bây giờ nên thế nào đây!

8 nhận xét:

  1. Nói hay không nói đều khó như nhau. Nhưng nói ra nhiều khi có vẻ nhìn đúng theo ý của mình, tốt hơn hết đừng nên nói gì hết vì chưa chắc người ấy thấy được cái sai của họ ( hihi... vì nếu thấy họ đã không hành động như thế). Khó lắm thay những điều tưởng chừng đơn giản ấy!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là rất khó, nhưng đưa ra trường hợp này vì muốn nhìn kỹ lại tâm chính mình khi được góp ý. Chúng ta buồn giận ra sao thì người bị chúng ta góp ý cũng buồn giận như vậy! Dù đó là tình thân cũng phản kháng. Chính chúng ta cũng giận ngừơi thân của chúng ta khi họ góp ý, dù biết họ nói vì thương mình!

      Vấn đề là hiểu tâm mình trước, sau đó mới biết nên làm gì, trước những chuyện cần mở lời.

      Xóa
  2. Lời nói không mất tiền mua
    Thôi thì đừng nói cho vừa lòng nhau

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói hay không tùy tình thân với nhau, đôi khi vì quá nóng ruột những sai trái của ngừơi thân, ngừơi bạn hoặc ai đó mà lên tiếng.
      Phiền phức rắc rối khi chính chúng ta nói ra trong cơn bực bội!
      Còn khi bình tâm, nói vì thương họ mà nói, thì tuy ngừơi đó có buồn hay giận gì đó nhưng sau đó có sửa. Và nỗi buồn từ từ phai.
      Còn thời điểm nói, thì thường chúng ta vì gấp gáp nên hay nói một cách va chạm tự ái nhau, khiến mọi việc tệ hơn. Chứ thiệt ra, ai cũng có tâm muốn sửa những lỗi mà chính mình không biết.

      Xóa
  3. Đúng là rất khó cho một điều đơn giản! nhưng không có nghĩa là hết cách để chúng ta để chúng ta lựa chọn cho mình một người bạn hay một người đối nghịch, phải không nào?

    Mình thiết nghĩ rằng, tùy đối tượng và tùy sự việc mà nói. Nhưng im lặng không có nghĩa là không phải cách giáo dục người.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người ta chỉ im lặng khi hết nói được mà thôi, hoặc mỗi lần nói bị phản bác dữ dội quá, khiến bất ngờ, vì sao bất ngờ bạn biết không? Vì khi chúng ta nói, chúng ta luôn nghĩ là vì lòng tốt, khổ vậy đó. Nhưng lòng tốt phải đừng lẫn trong đó sự nóng giận mới có thể thật là giúp nhau, còn vì tức giận bực bội mà góp ý, giống như trách nhau!
      Nhiều người hay tự cho là mình nói thẳng, chứ thật ra nghĩ kỹ, phần lớn chỉ vì không dằn được sự tức giận của mình thôi.
      Những việc này vi tế trong tâm. Phải để ý tu tập về tâm rất nhiều mới hiểu ra.

      Xóa
  4. Có lẻ mình nói với tâm đóng góp mà không phê phán. Có thể đối phương không vui như nếu nói đúng thì một lúc nào đó người ấy củng hiểu. Còn nếu sau khi nói ra mà không ổn thì thôi mình xin rút lại lời, vậy có được không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đôi khi cũng phải xin lỗi để rút lại lời, vì thấy tình hình tệ hại cho mối tương giao.
      Việc chúng ta cần để ý sau đó là, thường người đó không cho rằng điều họ đang làm là gây phiền tóai cho những ngừơi chung quanh. Nên khi bị góp ý về thái độ đó chẳng hạn, họ sẽ phân bua kể lể, và cho rằng bạn không hiểu họ (chưa kể sẽ khóc lóc, khiến bạn xin lỗi không kịp).

      Khi thấy tình hình như vậy, biết là khó nói thêm, phải im lặng thôi. Rồi tự nghĩ lại cách mình sống lâu nay với họ. Mình chưa đủ niềm tin để họ tin rằng mình thiện ý. Thôi thì mình sẽ tu tập thêm một thời gian nữa bạn ạ. Nghĩ vậy nhẹ lòng để còn có thể giúp nhau tiến bộ.

      Xóa