Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Sao không thật lòng

Chúng ta thường muốn được đối xử thật lòng, nhưng không biết vì sao ít khi được như vậy.

Có khi nào chúng ta để ý rằng, vì một chút tâm đố kị ganh tị của mình, khiến một đời chúng ta nhận được sự ưu tiên, nhưng thực chất không là như thế.

Không ai muốn nhận sự ưu tiên như thế, nhưng đâu biết rằng chính mình chọn cách như thế.

Khi sống gần một người lộ ra những điều đó, bạn làm sao khác hơn phải luôn dành ưu tiên cho đương sự để nhà cửa ôn hòa. Không không dám vui vẻ với người khác, không dám để việc gì ưu tiên hơn cho ai khác.

Thật đáng buồn nếu chúng ta là “đương sự” đó. Được mọi thứ tốt đẹp bên ngoài, trong khi chính tâm tư luôn bị thiêu đốt bởi ganh tị, so đo, và đáng buồn nhất là những gì “đương sự” nhận được không do sự thật lòng trao tặng.

Khi nào nhận ra rằng, lúc luôn muốn mình được, có nghĩa là mình đã mất chỗ đứng trân trọng trong trái tim người! May ra lúc đó có thể thay đổi mọi điều.


10 nhận xét:

  1. Vì ai cũng sợ bị bỏ rơi đột ngột nên luôn phải dành lại cho mình một điểm trụ lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. " Vì ai cũng sợ bị bỏ rơi đột ngột..." Một mình có hạnh phúc và giá trị của một mình. Hãy thử xem! Cái lò xo càng bị nén, sức bật của nó cành mãnh liệt.

      Vì người cho không thật lòng, và sống với "...đố kị ganh tị của mình.." cộng với sự suy diễn 1 chiều "...mất chỗ đứng trân trọng trong trái tim người!..." làm nặng thêm chuyện không đáng. Đừng cho, đừng ganh tỵ, đừng suy diễn. BUÔNG, sống thanh thản.

      Ngọc Tuyết

      Xóa
    2. @ Ngọc Tuyết: Cuộc sống đúng ra rất đơn giản, nhưng vì thật sự chúng ta chưa thong thả với tâm mình, đúng hơn chúng chưa thể nhận ra được những giao động đang có đây vốn chỉ trên nền tảng của suy nghĩ.
      Sự nhận biết nếu có, chỉ trên tư tưởng thông minh mà thôi. Nên chúng ta, nói chung, đều cần thời gian nhiều hơn để có thể nhẹ nhàng trước mọi điều, mặc dù đơn giản một chữ "buông", nhưng chữ "buông" thường chúng ta chỉ sử dụng với nghĩa cất lại đâu đó trong tâm mà thôi. Ngĩa là sự việc không đáng vẫn còn đó bạn ạ.

      Xóa
    3. @TN: Sợ bị bỏ rơi đột ngột! Có lẽ thêm thế này: "sợ bị bỏ rơi khi mình chưa muốn!"
      Khi chưa muốn thì đột ngột hay báo trước, cũng nỗi đau như nhau! Bạn ạ.

      Chúng ta sợ đủ thứ, nên bận tìm mọi cách để an toàn, mà mất an toàn!
      Khi trải qua nhiều mất mát, đã hiểu rằng "tận nhân lực, tri nhân duyên", chỉ là khi tận nhân lực, lại dùng nhiều cách không tốt lắm! nên nhân duyên đưa tới chẳng như ý. Càng không như ý lại càng "tận nhân lực" một cách không dễ thương, rốt cuộc làm tăng tốc sự buồn khổ cho mình!

      Xóa
    4. Tôi cũng là người hay sợ bị bỏ rơi đột ngột, nhưng thực chất thì tôi luôn bị bỏ rơi. Cũng chỉ vì mình sợ nên thường có ý thức cẩn thận, lấy phòng ngừa hơn chống. Tôi nhận thấy rằng: càng giữ sẽ càng mất nên thôi, không giữ cái gì cả...

      Xóa
    5. Thật ra ai cũng sợ như vậy, không riêng ai. Vì tâm người mình không biết được sẽ thế nào. Tâm chúng ta cũng thế, mình cũng bỏ người khác ra khỏi tâm một cách đột ngột, chính chúng ta cũng không ngờ đấy . Bên ngoài có thể còn duy trì, nhưng trong tâm đã xa.

      Cảm xúc đều đến bất ngờ, chẳng hạn như cơn giận bùng lên, mình cũng không biết chính xác lúc nào, và khi hết giận cũng khó nhận ra là thời điểm nào. Chỉ khi "đang" giận mới biết là "đã" giận.

      Xóa
    6. Có lẽ là vậy. Chính vì không thật lòng với nhau nên luôn gây thương tổn cho nhau. Tôi không đành lòng bỏ rơi ai khi họ đã từng chiếm một vị trí trong tim mình. Có lẽ vì vậy nỗi buồn đã sẻ dọc cuộc đời tôi. Nhưng không phải tôi đầu hàng số phận. Càng đau khổ, tôi càng cố gắng sống để tồn tại. Nước mắt đã cùng tôi trên mỗi bước thành công.

      Xóa
    7. Nếu bạn đồng ý với lời dạy của Đức Thế Tôn: "Chiến thắng vạn quân không bằng chiến thắng lấy mình".

      Bạn đã khá vất vả để chiến thắng. Nếu chiến thắng được nước mắt và nỗi buồn dọc cuộc đời của bạn, có lẽ đó mới đúng nghĩa thành công mà bạn đang tìm học.

      Xóa
  2. Thật khó hiểu quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn xem bài trao đổi mới bàn về việc khó hiểu này

      Xóa