Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Mười lần hết chín

Ai nhận xét về chúng ta hay nhắc nhở chỉ lỗi, thì hình như mười lần hết chín -nếu không muốn nói là cả mười lần- đều hiểu lầm hoặc không đúng. Chính vậy hễ ai nói tới chúng ta, là có sự thanh minh, phân bua.

Nếu chỉ thanh minh, giải thích thì mọi sự cũng chưa đến nỗi. Đúng ra chúng ta không có lỗi gì cả, chỉ vì cái nhìn sai khác trên một sự việc mà có những nhận xét đau lòng về nhau. Nhưng khổ nỗi, chúng ta thường không bình tĩnh, nên phản ứng nhanh, nên gây ra lỗi vô lễ ngoài ý muốn, hoặc phải đi kể cho mọi người biết sự vô tội của mình, và dĩ nhiên người rầy rà  mình đúng là một người … người không hiểu việc!

Bình thường chúng ta không có ý nói những điều không tốt về người khác, vì nói một điều không tốt về ai, đã là khó coi, tự làm giảm giá trị mình rồi. Nhưng bây giờ vì tức quá nên tự làm cho chính mình thốt ra lời lẽ không hay về người!

Từ không lỗi thành  lỗi về phần chúng ta là đây.


Điều này thật đơn giản bạn nhỉ, nhưng vì chúng ta không để ý, nên thay vì chỉ bị hiểu lầm đôi chút, mình chẳng có lỗi gì, nhưng bây giờ đã gây thành lỗi. Và cũng mười lần hết chín, chúng ta đều phản ứng quá nhanh để bảo vệ sự vô tội của mình, mà đưa đến những gãy đổ, đúng ra chẳng đến nỗi như vậy.


4 nhận xét:

  1. Tưởng chừng đơn giản, nhưng thật ra mình thấy rất khó. Nếu mình đủ bình tỉnh để kìm lại cơn nóng nảy, không làm những chuyện như bạn nói, thì thật ra mọi sư cũng đã gãy đổ từ trong tâm của chính mình, người ngoài không nhìn thấy, thật ra mình không hề ổn chút nào dù mình đã cố gắng , vậy mình phải làm sao??

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mọi điều gãy đổ vì chính mình muốn người tốt theo cách mình nghĩ. Còn chính họ luôn tự cho rằng họ tốt cũng theo cách của người đó.
      Vì khác tần số nên thường khó chấp nhận nhau. Khi hiểu vậy, tâm sẽ yên ổn dần, chuyện gì qua mắt qua tai, tuy có xốn xang, nhưng khi chưa thể sửa đổi được (cả hai mình và người đều khó thay đổi), thì phải chờ đủ duyên tốt. Hiểu sâu những việc này, luôn giúp tâm chúng ta nhanh lấy lại thăng bằng.
      Tâm thường nhanh lấy lại thăng bằng lâu dần dễ biết cách giải quyết những việc tương tự.
      Điều này đúng là vậy, bạn thử chiêm nghiệm kỹ tâm sẽ thấy.
      Học chữ nghĩa còn cần nhiều năm mới được, huống là học về tâm dường như vô hình vô tướng này. Cần kiên nhẫn lâu dài sẽ thấy an vui.

      Xóa
  2. Thiệt là đúng quá đi. Trong mọi trường hợp, dường như và bao giờ mình cũng muốn bảo vệ mình trước bằng cách tìm đủ mọi lý do, dùng mọi lời lẽ để "che chắn" cái tôi của mình. Có cách nào hữu hiệu để đừng phải ứng xử như thế khi bị "điểm chỉ" hay không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thường sự phản ứng này rất nhanh và rất mạnh, và sau đó chúng ta luôn tiếc rằng sao mình lại phản ứng ngu muội như vậy.
      Phải có thói quen tập dừng từ những chuyện nhè nhẹ, dù một chuyện nhỏ chúng ta cũng đủ nổi nóng rồi, nên tập từ những chuyện lời qua tiếng lại vô bổ, tránh đôi chối, là bước đầu. Sau dần quen, có thể phản ứng chậm một chút...
      Cơ bản có lẽ phải có phút giây "giật mình" nhận ra mọi điều phê phán chỉ do người đối diện ít khi đồng ý với mình, nên mới có kết luận trước khi hỏi qua ý mình sự việc thế nào. Tại sao như thế, chỉ vì người chưa đủ niềm tin nơi mình.
      Khi sửa đổi được một tật xấu dở nào đó của mình, thì có ảnh hưởng dây chuyền, mọi người dần có thay đổi khi nghĩ về mình.
      Mọi thay đổi đều từ chính mình, gốc rễ là vậy, còn những cách khác chỉ tạm chữa cho tâm lắng lại đôi chút mà thôi.

      Xóa