Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Hoàn cảnh tác động

Hoàn cảnh tác động lên tâm, nhưng sự dừng tâm duyên theo cảnh là việc của chúng ta.


Bạn nghĩ có thể được không?

8 nhận xét:

  1. Làm thì được. Chỉ khó là không nhớ làm. Đa phần là chạy theo cảnh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là có thể, nhưng phải có thói quen (công phu) mới có thể qua được. Vì thường chúng ta nhận hiểu trên trí, nên dù hiểu cảnh không phải là mình, nhưng nó vẫn là mình, nên vui buồn khó khuây!

      Nghĩ kỹ sẽ thấy rõ, chúng ta thường cho qua, nhưng rồi vẫn cứ nhắc đi nhắc lại sự bực mình với ai đó, có nghĩa là tưởng qua, nhưng thật sự vẫn còn giữ chặt cảnh đó trong tâm!

      Chính vậy, phải một đời công phu mới khả dĩ bình tâm trước những cảnh bất như ý, bạn nhỉ.

      Xóa
  2. Có thể làm được khi mình thật sự mình nhận ra: 1. Sự yên tỉnh là quý 2. Thấy được cắc duyên tới rồi đi. Vì vậy quan trọng là mình có tủ kiên nhẫn để mọi việc tới lui không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bạn nói đúng, ai cũng muốn yên tĩnh, nhưng không đủ sức để làm như điều mình hiểu.
      Theo ý cá nhân, thì phút đầu bị cảnh nuốt mình, mình sẽ bị đau khổ vui buồn theo cảnh, nhưng sau đó (sau đó bao lâu thì tùy sức tỉnh riêng của mỗi người) thì hiểu mọi cái đến đi chỉ là duyên như bạn nói. Tâm dần bình lặng lại.

      Nhưng nếu chuyện bất như ý cứ lập đi lập lại, thì chúng ta cần có nội lực, đủ để nhìn thấu đáo, nếu không thì cũng bị cảnh lôi và nhận chìm mình trong đó như chúng ta thường bị.

      Xóa
  3. Dừng tâm duyên theo cảnh sẽ bị chê là sống hời hợt, để tâm duyên theo cảnh sẽ bị nói là mê muội.
    Vậy ta phải làm sao bây giờ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện này không đơn giản chỉ vì đối cảnh khó dừng kịp tâm, chẳng hạn bị ai nói điều gì đó, rất bực bội, nhưng dừng được sự bực bội đó, điềm tĩnh để hiểu sự việc, chúng ta thường không thành công lắm.
      Nhưng khi quen sự dừng lại sau những phút giây choáng váng, sự dừng tâm duyên theo cảnh sẽ giúp chúng ta nhiều hơn.

      Bạn nói là sống hời hợt là sao, chúng tôi chưa hiểu lắm chữ "hời hợt" bạn nói.

      Xóa
  4. Nếu mình vẫn sử sự theo sự việc (cảnh) một cách tỉnh thức thì không thề coi là hời hợt. Cảnh xảy ra thì mình vẫn biết nhưng không bị cuốn theo. Không bị cuốn theo nhưng vẫn biết rõ ràng, không phải là không ngơ.
    Có thể hơi giống như trường hợp người coi đanh cờ, thấy rõ ràng các nước đi nhưng không (hoặc it) bị cuốn theo vì không phải "sợ thua". Cái khó là phải "không sợ thua" với cảnh xảy ra cho mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã ý kiến thêm với bạn Nui Das.

      Trường hợp đánh cờ, nếu mình là người ngoài cuộc chỉ ngồi bên cạnh xem, thì có thể tạm bình tĩnh hơn và nếu trong tâm đừng đang muốn ai thắng.

      Nhưng nếu mình là người trong cuộc, thì chỉ khi nào sự thắng thua không quá mãnh liệt, mới có thể bình tâm. Lúc đó mới có thể tâm dừng bớt sự duyên theo thế cờ (hay thế đời cũng vậy).

      Việc này để ý tâm mình, sẽ dần thấy rõ, nếu biết dừng trong tâm khi cảnh khuấy động, sẽ nghe đời an ổn hơn nhiều.

      Xóa