Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Xem lại cơn nóng

Một trong những "chướng ngại" lớn của chúng ta là sự nóng giận mà thuật ngữ gọi là "sân si", bởi hễ nổi nóng lên tức là sân  thì không còn tỉnh táo tức là si, sẽ thốt lên những lời, khiến người bên cạnh rất "sốc" vì không ngờ một người như vậy có thể thốt những lời như vậy. Hoặc hành động đóng cửa cái rầm, liệng sách vở lên bàn... Những phản ứng tuy không gây "thương tích" cho nhau, nhưng gây "thương tổn" cho nhau.

Có một lần mình đi ra khỏi phòng, lớn tiếng. Tự nhiên nhìn thấy hình như cơn nóng giận có sẵn đâu đó trong người, chỉ cần ai đó chạm nhầm, là nó bùng lên (tùy cá tính riêng mà cách bộc phát có khác nhau, người đó mặt, người tái mặt).

Về ngồi yên nghĩ lại hình như vấn đề là đây. Sau đó Khi nghe nổi nóng, mình rời đối tượng làm mình nóng, chỉ để ý sự nóng đang bốc lên. Lạ thật, biết cơn nóng đang lên, nó dừng lại và nguội dần. Bao nhiêu đó đã đủ mừng rồi.

Thêm vài năm nữa, mới hiểu thêm, đơn giản nhất là ước muốn của mình không được như ý, mà ra thế.
Mình có mong muốn điều gì cho lắm, chỉ "mong muốn" được người mình nhắc hay dặn việc gì đó "nghe lời" mình, nên chỉ cần thấy một phản ứng nơi người là mình đã nghe nổi bực.

Nhìn được tới đây, buồn cười cho mình. Cái gút đơn giản vậy mà biết bao lâu bị chi phối, nói gì đến tham tài (tiền bạc) sắc (tạm gọi những gì mình muốn quơ về mình), danh (có danh tiếng, chức vị...), thực (ăn uống cho vừa khẩu vị...), thùy (ngủ nghỉ cho thẳng giấc...) làm sao thoát cho khỏi.

Khi nhận rõ vấn đề trong tâm, mình có thể nhìn kịp tâm khi tâm bị va chạm. Sẽ nhanh tỉnh. Bạn có để ý như thế không.

Vì đây là một việc mà đến giờ (hay đến già) nếu không để ý thì lúc nào cũng có thể tự làm khổ mình vì cơn nổi nóng. Mình đã khổ thì người sống cạnh cũng không yên các bạn nhỉ.

20 nhận xét:

  1. Mình cũng từng bị "sốc" như thế.

    "ước muốn của mình không được như ý", có lẽ là vậy, nhưng không để ý việc này. Mình sẽ để ý.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ để ý đến xong việc, cũng mất thời gian hơi lâu bạn nhé!

      Xóa
  2. Từ đây, mình cũng sẽ phải tập "xem lại cơn nóng" của mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải tập thôi, khi nó vụt lên, tuy có thể không nói, không hành động gì hết, nhưng sắc mặt đã lộ ra. Bao nhiêu đó cũng đủ là "trò cười" cho người khác, nói chi đến buông ra lời, hay thái độ.
      Có lẽ chúng ta cần nhiều thời gian và công phu hơn, mới theo kịp cơn nóng đó. Nó đến như cơn mưa bất chợt, không kịp dừng xe trú mưa, người đã ướt đẫm!
      Nhưng biết vậy, là bước đầu của con đường vạn dặm, nếu không có cái cất bước đầu tiên thì mãi mình sẽ chìm trong u mê để mặc cho cơn nóng làm chủ.

      Xóa
  3. Mình đã từng xem lại cơn nóng của mình. Nhưng mỗi cơn nóng có cường độ khác nhau. Nếu có cường độ nhẹ, mình giữ được bình tĩnh, đè nén và chờ nó nguội dần. Nếu với cường độ mạnh, mình đấu tranh với nó nhưng trông chờ vào may rủi. May thì chế ngự được. Rủi thì thua cuộc và để cơn nóng bùng lên làm lung lay mối quan hệ. Phải rèn luyện thôi. Nhưng...biết đến bao giờ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật vậy, không biết đến bao giờ?!

      Xóa
    2. Tuy chưa biết bao giờ, nhưng có đi thì có tới, trừ khi mình dừng lại giữa đường.

      Nhưng với niềm tin, làm sẽ được. Mình thấy có thể lắng nhanh hơn trước.

      Xóa
  4. "Tuy có thể không nói, không hành động gì hết, nhưng sắc mặt đã lộ ra". Mình thì thường xuyên "lộ mặt" như thế. Chỉ cần ai nói gì đó không vừa ý mình, tuy không phản ứng nhưng mặt mình xụ xuống ngay lập tức. Và những khi ấy, nếu được hỏi, "giận hả?" thì chắc chắn rằng mình sẽ trả lời lẫy: "Đâu có". Nhưng thực chất là đang giận ấy thôi.
    Lâu dần thành thói quen, thành ra mình đang che giấu và không dám đối mặt với cảm xúc thật của chính mình.
    Tuy nhiên, sau này, mình có một người thân và mình thường xuyên hay bị người này rầy. Và mỗi lần "bị nạn" mình vẫn phản ứng theo thói quen. Nhưng có một lần, khi người đó hỏi: "Nói vậy có gì ức?". Mình chối: "Dạ, không có". Người đó nói liền: "Nói xạo! Không có sao mặt mày thế kia?".
    Ồ! Bỗng dưng mình giật mình. Khi được nhắc nhở như thế, cơn giận cũng giảm “độ” được phần nào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở khía cạnh này, chỉ có sự nhanh thức tỉnh mới dần biết cách. Chính mình đây, cũng có lẩn, bạn bè nói, "để ý nghe, có gì không như ý, thấy mặt bạn là biết đấy nhé". Nghe mà giật mình, tưởng không nói là yên, nhưng khi tâm chưa yên thì chưa xong! Nhưng nhờ được nhắc, nên mỗi lần va chạm, để ý cảm giác trên mặt mình.
      Rõ ràng có biết mặt mình hơi nặng. Nhiều lần vậy sẽ dễ dịu xuống. Nhưng điều quan trọng là khi gặp việc phải nhanh nhìn tâm mình, đừng nhìn đối tượng. Vì nhìn đối tượng mình sẽ bực thêm vì luôn thấy họ vô lý.

      Xóa
  5. Một bậc thầy có dạy: không cần đè nén cơn giận. Chỉ cần biết "nó" thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "biết' chính là tỉnh giác, mà tỉnh được, thì lúc đó không còn giận. Ngày trước tôi không hiểu lời dạy này, rất thắc mắc. Bây giờ thấy được như vậy.

      Sức tỉnh là điều các bậc thầy luôn nhắc, với nhiều cách

      Xóa
  6. Nhiều khi biết rồi mà vẫn còn giận, vì sức tỉnh còn yếu. Chắc mình chỉ còn cách là tiếp tục "biết" thôi. Cơn giận muốn muốn ở thì ờ, muốn đi thì đi. Biết là vậy nhưng nhiều lần là quên, giận mà không "biết"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Khi biết mà còn giận" nghĩa là lúc đó đã "hết" biết, chứ không phải biết mà vẫn còn giận bạn ạ.

      Không phải nó "muốn ở thì ở muốn đi thì đi" đâu, chính vì bạn đang giữ nó lại mà không biết đó thôi. Lần sau có giận bạn để ý kỹ sẽ thấy rõ điều này!

      Xóa
    2. Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ này. Lần sau có giận sẽ rang để ý.

      Xóa
  7. lenghiem 2011@yahoo.comlúc 21:39 24 tháng 6, 2013

    Qủa thật cái nóng không của riêng ai mà của toàn cầu. Mình biết mỗi lần nóng lên thì hình ảnh của mình không còn dễ thương trong mắt mọi người xung quanh nữa. Ai cũng muốn mình dễ thương chứ đâu có ai muốn mình dễ ghét. Vậy mà đôi khi cũng tình nguyện làm người dễ ghét mới đau chứ!
    Suy cho cùng là do trái ý mình mà sinh sự như vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mọi rối ren bắt đầu tự sự nóng nảy cũng là một nạn lớn của chúng ta bạn nhỉ.

      Nếu chúng ta thường để ý được cái nóng chỉ vì trái ý, sẽ dần biết cách với tâm khi nghe trái ý!

      Xóa
  8. Đúng là mỗi lần nóng lên thì hình ảnh của mình không còn dễ thương trong mắt mọi người xung quanh nữa, cho nên khi giận ai hay việc gì đó mà đang có mặt người khác mình nuốc giận và làm thinh. Cơn giận có thể lặng xuống và mình tưởng như mình đã hết giận, mình bỏ qua được. Nhưng nếu ngày sau tình cờ gặp một người khác cũng không hài lòng cùng một chuyện tương tự thì tức thì cơn nóng của mình lại phóng ra như chưa hề mất. Tập nhìn ra sự việc thật là rất khó vì nguồn gốc của cơn nóng không phải chỉ vì đối tượng hôm nay mà còn là vì đối tượng của quá khứ mà mình không nhận ra được. Hãy cố gắng thôi.

    Trả lờiXóa
  9. Nhìn cho ra cái nóng khởi vì đối tượng, nhưng muốn thay đổi thì mình phải nhìn cho thấu chỗ cái nóng ở trong mình. Chẳng hạn ngọn lửa có sẵn, ai đem rơm đi ngang, nó phựt cháy bùng lên. Thường mình giận vì rơm! nhưng đáng lẽ dẹp ngọn lửa thì rơm có đem đi ngang cũng không bùng lên.

    Điểm này thấu đáo cũng chưa xong, mới là bước đầu để biết mọi sự vì sao đến thế này.

    Sau đó, bạn sẽ biết cách với tâm vọng động.

    Cảm ơn bạn đã tham gia để vấn đề rõ thêm.

    Trả lờiXóa
  10. lephucpd95@gmail.comlúc 10:14 26 tháng 6, 2013

    Thật vậy! Nhưng hành động nóng giận khởi lên khiến nhiều người xung quanh phải sóc vì mình. Nó có thể làm họ ám ảnh suốt một thời gian. Vì vậy, cơn giận lên làm cho mình mất đi nhiều thứ, trước hết nó làm tổn thương chính mình và đối với mọi người xung quang. Sau đó chính bản thân mình luôn cảm thấy ray rứt vì điều đó. Nhưng khi gặp việc bất đồng ý kiến mình khó kiềm chế được bản thân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính vậy mới có danh từ "tu tập" là tập sửa chữa! Trước hết nếu tâm của chính mình mà mình bó tay thì còn mong gì!
      Việc chỉnh sửa mình phải nghĩ đó là điều quan trọng nhất! Thế giới quanh mình có thay đổi phải từ một vết dầu loang nhỏ!
      Không ai khuyên mình được, chỉ có mình khuyên mình thôi. Bạn xem lại bài "nhìn lại mình" có câu:
      - Chúng ta có thể phạm lỗi lầm, có thể sơ sót nhưng cái quan trọng là thấy được sơ sót của mình. Thấy để sửa. Thầy bạn cũng không đi sâu vào tâm tư của mình để nhắc hết được đâu. Nhưng chỉ có chính mình thấy được mình nhắc nhở chính mình mà thôi.

      Xóa