Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Sống không hụt hẫng

Nhận được thư bạn nói:
Nhưng làm sao mà mình sống không hụt hẫng?  Và thường có niềm vui?  Câu hỏi xưa như trái đất mà lòng vẫn cứ nặng!

Thường thì chúng ta chỉ thấy người làm chúng ta hụt hẫng mà không thấy chỗ mình làm người hụt hẫng. Khi chưa sống gần nhau, mong có dịp tao ngộ, đến lúc làm chung công việc mới thấy “hụt hẫng”. Sự “thất vọng” càng lúc càng gia tăng, chắc là thêm chữ ‘về nhau’ thì chính xác hơn: sự thất vọng về nhau càng lúc càng gia tăng… đến nỗi sau này chỉ nghe đến tên cũng đủ giật mình!


Làm thế nào đây, có cái nhìn nào giúp tâm mình đi qua khúc đường khó khăn này không?

10 nhận xét:

  1. Hụt hẫng là trạng thái ta cảm nhận được khi bị thất vọng điều gì đó mà ta đang mong đợi.
    “Nhưng làm sao mà mình sống không hụt hẫng? Và thường có niềm vui? Câu hỏi xưa như trái đất mà lòng vẫn cứ nặng!”
    - Đối với người: Đừng đòi hỏi, mong đợi những gì quá sức họ.
    - Đối với mình: Sống thật với con người của mình.
    Như thế ta và người sẽ nhìn nhau rõ hơn và hụt hẫng sẽ không còn nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thường thì khó nhìn nhau rõ, bởi những suy nghĩ vẽ vời trong tâm ta che lấp người, và người cũng thế. nên kết cuộc thường chia tay.
      Bạn thấy đó, đôi khi mình chỉ "mong" nơi họ một điều thật dễ, nhưng vẫn thất vọng! Vì sự mong cầu của mình không là mong cầu của họ.

      Xóa
    2. "Vì sự mong cầu của mình không là mong cầu của họ."
      Mong và cầu chỉ là hai từ chỉ sự ước muốn trong tâm mỗi người, vì vậy đừng ước và không mong nữa thì tâm ta sẽ bình lặng và dễ dàng hòa hợp với cuộc sống hơn.

      Xóa
    3. Khi có sự tỉnh giác biết những niệm khởi trong tâm mới dừng kịp sự đừng ước và không mong. Tâm khởi khi thấy cảnh, nó khởi rất nhanh, nếu chưa có thói quen biết kịp, cũng khó mà dừng được, bạn ạ.

      Xóa
  2. lÀM SAO KHỎI HỤT HẪNG VỀ NGƯỜI!
    Việc này hơi khó, vì chúng ta thường đặt niềm tin sai lạc về người ta đang nhắm tới.
    Hiểu vậy, nên để người tự do, đừng "bắt" họ quá theo ý mình, hy vọng đỡ hụt hẫng hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây cũng là một ý hay!
      Vì thường chúng ta hay muốn người phải như ý mình, nhưng làm sao được! Vì trong lúc đó họ lại muốn mình theo ý họ!
      Ai phải theo ý ai đây!

      Nên trong việc giải quyết vấn đề, nếu biết rõ những suy nghĩ của mình, hiểu rõ mình, may ra hiểu được người, tránh sự quá hụt hẫng vì thất vọng về nhau.

      Xóa
    2. Ý kiến này rất hay. Đôi khi tự mình cứ vẽ trong tâm mình hình ảnh người nào đó - nhất là những người mình thương yêu, phải như thế này, phải như thế khác. Nhưng khi thực tế không như vẽ vời, mong đợi của mình thì mình lại thấy hụt hẫng.
      Thôi thì, cố gắng nhìn mọi người, mọi vật "như nó đang là". Đừng quá hy vọng để rồi phải thất vọng.

      Xóa
    3. Vậy là chúng ta thường thất vọng về người và hụt hẫng rồi bạn nhỉ! cách giải quyết tâm mỗi người có khác, nhưng ai cũng tự nhắc chính mình để đừng thất vọng!

      Xóa
  3. Đừng mong cầu toàn về người vì sự cầu toàn của mình có "đúng" không đã

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu này Mizu nói hay. Ai cũng biết đừng mong, và luôn nói rằng "nhân vô thập toàn", nhưng thực tế thì vẫn hụt hẫng.
      Sự tập thành thói quen đừng cầu toàn nơi người, cũng không phải dễ, chính vậy mới có danh từ "tu sửa", nhưng những quan niệm đã chết cứng nơi mình không biết từ lúc nào, bây giờ nhận ra được, thì phải sửa cái đã "khằn" trong tâm đó!

      Đã gọi là "khằn" thì không thể một sớm một chiều, đôi khi cần "30 năm"!

      Xóa