Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Làm sao nhìn ra

“Làm sao nhìn cho ra mình thường dễ nổi nóng khi ý kiến của mình không được người khác đồng ý”.

Có lẽ em đang buồn nên mới hỏi câu này.

Không va chạm ý kiến với nhau trong công việc thì ai cũng vui vẻ, nhưng khi có những việc cần làm chung mới thấy tính nóng nảy xuất hiện.

Làm một mình theo ý mình thì có gì nói, nhưng sống trong đời đâu có thể sống một mình với ý kiến của mình.

Bao nhiêu lời khuyên nhắc, bao nhiêu sách vở chỉ đường. Cuối cùng đương sự vẫn không biết thế nào với những ngọn hỏa diệm sơn đang thời kỳ hoạt động.

Hèn chi người ta hay nói học hành, tu hành là vậy.
Nếu học biết rõ mà không thực hành thì cái biết vẫn chưa giúp gì cho mình! Huống nữa với tâm tu (sửa) mà không thực hành thì đâu cứ vào đó! 

Làm sao nhìn cho ra cơn nóng của mình, vì lúc đó mình chỉ thấy đối tượng làm mình nổi nóng, còn mình thì…

14 nhận xét:

  1. Không có ý kiến nào sai quá xa vì người đưa ý kiến cũng đã suy nghĩ kỹ càng rồi.
    Nhưng chắc là ý kiến đó không hợp với mình nên "sân" nổi lên thôi.
    Chính vì vậy ta cần nghe, suy nghĩ và "thảo luận" thì cơn giận bất chợt sẽ không kéo đến.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cơn giận, nếu là bất chợt thì sức tỉnh phải mạnh hơn mới dừng kịp. Chứ nếu báo trước thì đã đề phòng. Như cơn bão vậy, nếu có chuẩn bị, thì tổn thất sẽ giảm, còn nếu bất ngờ như sóng thấn thì cũng khá nguy. Sau đó chỉ còn dọn dẹp những gì mà lúc nóng giận gây nên. Và lưu vào sổ nghiệp. Chính vậy cái vay vay trả trả khiến chúng ta làm khổ nhau không ít.

      Xóa
  2. Nhìn ra cơn nóng trong khi mình đang nóng thì rất khó. Vì lúc đó mình đang tranh luận cho ý kiến mình, mình đang cố gắng "làm cho đời cho người được tốt hơn" nếu ý kiến mình được chấp nhận, và mình theo cơn nóng, và cũng chẳng muốn dừng cơn giận. Chỉ khi nó qua rồi và nghẫm nghĩ lại thì mới thấy mình nóng. Cứ nhiều lần như vậy cho đến khi mình không muốn nóng vì một chuyện đó nữa và mình tập mhìn tâm khi nó bắt đầu nóng và tìm cách đễ không nóng nữa. Nhưng cơn nóng vẫn còn nếu mình cứ nghĩ ý kiến của mình quan trọng, phải theo ý mình. Muốn nhìn ra cơn nóng thì phải chấp nhận ý kiến của mình không được người khác đồng ý và dừng ở đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Điều này không phải hiểu là xong bạn ạ, chúng ta sau khi đã hiểu rõ, mà vẫn không kịp bước của nó. Nghĩa là chúng ta vẫn đang buồn phiền.
      vậy thì sao? Hãy kiên nhẫn để cho mọi điều thấm vào sâu, đến lúc đó bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy tự dưng sao mình có thể nghe cơn nóng bùng lên rồi có thể để nó trôi qua nhanh như nó bùng lên.

      Bạn sẽ thấy, mọi việc thật chẳng có gì! Chỉ vì lúc trước mình qua chấp chặt vào ý của mình, vào những gì mình cho là của mình!

      Xóa
  3. Bạn DDT có nói câu này thật đúng với tình trạng nổi nóng chung "mình đang cố gắng "làm cho đời cho người được tốt hơn".
    Nhưng TKhang nghĩ không phải là "chấp nhận" mà "hiểu rõ". Khi hiểu rõ như thế, thì có thể nguội nhanh!

    Trả lờiXóa
  4. Cho TKhang nói rõ lại. Bạn DDT viết là :
    "Muốn nhìn ra cơn nóng thì phải chấp nhận ý kiến của mình không được người khác đồng ý và dừng ở đó."

    Nhưng TKhang nghĩ không phải là "chấp nhận" mà "hiểu rõ". Khi hiểu rõ như thế, thì có thể nguội nhanh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc này mất nhiều"công sức" và quyết tâm lắm mới xong, bạn nhỉ.

      Xóa
  5. Lúc trước Tùng cũng nóng lắm, nhưng sau thấy hễ người nói khác ý thì nổi nóng như vậy, nhìn cũng hơi kỳ. Chỉ vì một suy nghĩ đó, Tùng để ý và khi nổi nóng thì ngừng lại!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng rồi đó. Đôi khi chỉ cần dừng lại 1 phút thôi cũng đủ làm cho mọi việc đổi khác.

      Xóa
    2. Hai bạn nói đều có lý, để luôn có phút tỉnh kịp đó để dừng lại thì cũng phải là thói quen tập lâu dài. Chính mình khi để ý thì thấy lúc đang nóng làm thinh là tốt nhất, mọi việc từ từ giải quyết thì đỡ đưa đến những "kết quả" phải hối tiếc.
      Có lẽ sau nhiều lần ân hận và hối tiếc nên quyết tâm sửa đổi.

      Xóa
  6. Mọi người thường bảo, tính mình không nóng lửa nhưng lại thấm nguội. Có những việc xảy ra, ngay lúc đó, mình rất bình tĩnh để không phải thốt ra những lời khó nghe, nhưng mình lại có những phản ứng ngầm và những phản ứng đó cũng rất ư là "nóng". Chẳng hạn như mình không bao giờ thèm đề cập đến vấn đề đó nữa, không làm nữa thậm chí có khi còn không nhìn mặt người đã xích mích với mình.
    Tuy nhiên, theo quan sát, mình thấy, những người nóng tính, gặp chuyện, bộc phát ngay, nhưng rồi sau đó cũng quên đi rất nhanh, theo kiểu nói xong rồi thôi. Còn những người giận mà không nói, thì giận rất lâu hay có những phản ứng "nóng" như mình.
    Như có lần, một chị bạn hay rủ mình đi xe chung. Trên xe, chị ấy nói thẳng vào mặt mình một câu rất khó chịu. Nghe xong, mình rất bực trong lòng nhưng mình không cãi lại với chị ấy mà chỉ bảo rằng: Chị cho em xuống xe!. Và từ ấy đến nay, khi gặp nhau có khi là đối mặt mình nhưng mình vẫn không nhìn, không nói lấy một câu.
    Lúc trước, mình vẫn hay "tự hào" khi nghe ai đó bảo mình là đứa ít sân. Nhưng sau này, khi đọc một quyển sách, mình mới phát hiện ra rằng: giận mà cãi vã, tranh chấp là sân; nhưng giận mà không nói, lại không buông được, cứ ôm mối giận đó thì không phải là hay mà đó chính là hận. Mà hận thì còn "ghê" hơn sân.
    Té ra, là thế, vậy mà mình cứ tưởng không la lối om sòm là mình ngon. Từ đó, mình đã cố gắng nhìn lại mình trong mọi việc, trong mọi cách hành xử. Một câu mà mình thường hay lẩm nhẩm khi gặp việc bất như ý là: Thôi kệ! Thôi kệ!. Đó cũng là mình tự nhắc mình để đừng có những phản ứng "nóng" hay những phản ứng "phụ" phía sau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài của bạn sẽ làm một chủ đề bàn luận trong những kỳ sắp tới, vì cái "nóng ngầm" này, khắc sâu vào tâm trí, rất khó nguôi, khó tha thứ...

      Làm chủ được điều này có lẽ sắp đến đích!

      Xóa
    2. Đúng vậy đó. Cái "nóng ngầm" này thấm rất sâu. Nhưng có điều, mình cứ thắc mắc, khi mình nhớ đến những gì đã xảy ra, mà tâm mình không khởi lên niệm tức giận hay oán ghét nhưng vẫn không thay đổi thái độ là không muốn nghe, không muốn nhìn, không muốn nói tới người đó nữa. Như vậy có phải thật sự rằng mình không sân?

      Xóa
    3. Bạn Đan Ngọc, việc bạn nêu sẽ thảo luận nhiều vào bài "nóng ngầm". Trạng thái bạn kể, còn nguy hơn nữa, nếu không gỡ ra được, chẳng lẽ bạn chịu đem theo qua kiếp sau à?
      Cái sân này nguy hiểm hơn, và bạn nghĩ rằng người ta không biết sao? Biết rất rõ nhưng họ không nói thôi!

      Xóa